Tốc độ nóng lên của Trái Đất ngày càng tăng nhanh

Trái đất của chúng ta đang ngày một ấm dần lên, và tốc độ nóng lên của trái đất ngày càng tăng nhanh – Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cảnh báo.

Năm 2016 sẽ trở thành năm nóng nhất trong 140 năm qua

Theo một tin tức mới do ông Gavin Schmidt, giám đốc viện Goddard của NASA cung cấp, hiện trạng này ngày càng tồi tệ, tốc độ ấm lên của hành tinh xanh mà chúng ta đang sống "chưa từng có trong 1000 năm qua".

"Trong 30 năm qua, con người đã khám phá được những lãnh thổ, vùng đất đặc biệt, điều chưa từng có so với 1000 năm trước đó. Trong thế kỉ 20, không có mốc thời gian cụ thể nào được ghi nhận nhiệt độ trái đất cao như những năm đầu của thế kỉ 21 hiện nay. Để giữ được nhiệt độ thấp hơn 1.5 độ C (so với mức trần của nhiệt độ an toàn), con người cần phải nhanh chóng cắt giảm bớt khí thải CO gây ô nhiễm môi trường, hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế ô nhiễm môi trường. Chúng ta thậm chí còn chưa cắt giảm lượng khí thải tương xứng để giữ mức nhiệt độ an toàn thấp hơn 2 độ C." Ông Gavin Schmidt cho biết.

Theo Gavin, hiện tại con người vẫn nhìn thế giới qua lăng kính màu hồng, rằng môi trường sống của chúng ta vẫn còn ổn, vẫn không cần phải hành động ngay lập tức. Tuy nhiên, sự ô nhiễm môi trường ngày nay chính là bài toán hóc búa mà con người phải giải quyết cho 100 năm tới, trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Từ năm 1880 đến nay, các nhà khoa học thường xuyên ghi lại mức nhiệt độ cao nhất mà trái đất ghi nhận qua mỗi năm. Hiện tại, mỗi tháng của năm 2016 đều "xác lập kỉ lục" là tháng nóng nhất từ trước đến nay, trong đó tháng 7/2016 vừa "ghi kỉ lục" là tháng nóng nhất kể từ ghi có các dữ liệu ghi chép lại.

Cứ đà này thì năm 2016 sẽ nhanh chóng trở thành năm nóng nhất trong 140 năm qua và dĩ nhiên những năm 2017, 2018... sẽ dễ dàng đánh bại 2016 về độ nóng nếu như tình hình không khả quan hơn.

Trái đất tăng 4 độ C vào năm 2100

Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu sẽ tăng ít nhất 4°C vào năm 2100 và có thể hơn 8°C đến năm 2200 nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được giảm bớt.

Các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (Úc) phát hiện khí hậu trên thế giới sẽ ngày càng “nhạy cảm” trước CO2 hơn so với những ước tính trước đây.

Báo cáo cũng giải mã một trong những hiện tượng bí ẩn nhất của độ nhạy khí hậu, đó chính là vai trò của sự hình thành mây và ảnh hưởng của nó đối với tình trạng ấm lên toàn cầu.

“Cuộc nghiên cứu này cho thấy nhiệt độ trung bình trên toàn cầu sẽ tăng từ 3 đến 5°C nếu lượng CO2 tăng gấp đôi”, theo TG Daily dẫn lời trưởng nhóm là Giáo sư Steven Sherwood.

Theo ước tính trước đây, giới chuyên gia cho rằng nhiệt độ chỉ tăng từ 1,5 đến 5°C nếu hàm lượng CO2 cao gấp đôi.

Các kết quả quan sát cho thấy, hơi nước được mang lên khí quyển thông qua quá trình bốc hơi, và chúng có thể lên đến độ cao 15km so với mặt đất để hình thành mây, tạo mưa, hoặc chỉ lên đến vài km trước khi hạ xuống mặt đất./.

Theo Tinhte/Thanhnien
Fanpage
Liên kết website