NAMA - Triển vọng hướng đến nền kinh tế các-bon thấp
(NganHaMedia) - Sự phát thải quá mức khí nhà kính từ các hoạt động kinh tế - xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Giảm phát thải khí nhà kính luôn là chủ đề chính của đàm phán tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về BĐKH. Một trong những công cụ hiệu quả để giảm nhẹ khí nhà kính và phát triển bền vững được đưa ra là “Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” (NAMA).
NAMA là gì?
Từ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về BĐKH lần thứ 13 (COP 13) năm 2007 ở Bali, Indonesia, thế giới đã hình thành một hướng tiếp cận mới về giảm nhẹ khí nhà kính đối với các nước đang phát triển, được gọi là “Các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” (Nationally Appropriate Mitigation Action) - NAMA.
COP 13 - lần đầu tiên khái niệm NAMA được hình thành (Ảnh: Internet)
Khái niệm này được ra đời trong văn bản của “Kế hoạch hành động Bali” và sau đó được tiếp tục được đàm phán tại COP15 (Copenhagen - năm 2009), COP16 (Cancun - năm 2010), COP 17 (Durban - năm 2011) và COP 18 (Doha - năm 2012). NAMA được hiểu như là một công cụ giúp các nước đang phát triển có thể thực hiện các biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia và phát triển bền vững với sự hỗ trợ về kĩ thuật, tài chính và tăng cường năng lực từ các nước phát triển nhằm đạt được một lượng giảm phát thải tương đối vào năm 2020 so với kịch bản phát triển thông thường (Business As Usual - BAU).
Trong Thỏa thuận Copenhagen và Thỏa thuận Cancun, các nước đã thống nhất dành 30 tỷ đô la mỗi năm đến năm 2012 cho các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ; và nâng lên 100 tỷ đô la mỗi năm đến năm 2020 cho các hoạt động giảm nhẹ có ý nghĩa, trong đó có NAMA. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất về phương thức chỗ trợ cho NAMA cũng như cách thức tiến hành đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (Measureable, Reportable and Verifiable - MRV).
Các loại hình NAMA
Phương thức phân loại | Các loại hình NAMA | Đặc điểm |
Huy động vốn | NAMA đơn phương (uni-lateral NAMA) | Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các nước đang phát triển tự chi trả kinh phí |
NAMA được hỗ trợ (supported NAMA) | Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các nước đang phát triển được thực hiện nhờ các hỗ trợ về công nghệ, tài chính và tăng cường năng lực từ các nước phát triển | |
NAMA tạo tín chỉ (credited NAMA) | Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển chuyển thành các tín chỉ để bán trên thị trường các-bon | |
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính | Trực tiếp đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính | NAMA về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, trồng rừng… |
Gián tiếp đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như
| NAMA về chính sách, xây dựng thể chế, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức, | |
Loại hành động | Thu thập dữ liệu, nghiên cứu |
|
Xây dựng chiến lược ở cấp quốc gia, khu vực;
|
| |
Các dự án |
| |
Xác định, thực thi và tăng cường hiệu lực của các quy định |
| |
Tăng cường năng lực, thể chế |
| |
Các quy định về hỗ trợ tài chính |
| |
Các hoạt động nâng cao nhận thức |
| |
Mức độ phức tạp | NAMA riêng rẽ | Giảm phát thải khí nhà kính cho một thành phố, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng cho một nhà máy… |
NAMA thực hiện cho cả một ngành, nhiều ngành hoặc cho cả quốc gia |
|
Nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện đang nỗ lực cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh. Để hài hòa được các mục tiêu phát triển này, giải pháp được nhiều nước đang phát triển lựa chọn là xây dựng và triển khai NAMA. Việc quản lý, áp dụng và thực hiện NAMA ở Việt Nam đòi hỏi nhiều yếu tố về mặt pháp lý lẫn kinh nghiệm thực thi sao cho việc áp dụng cơ chế này vừa đóng góp chung vào tình hình giảm phát thải khí nhà kính, vừa tận dựng cơ hội phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, đảm bảo môi trường và phát triển bền vững./