Dấu chân các-bon

(NganHaMedia) - Dấu chân Các-bon của bạn là tổng tất cả các phát thải CO2 (carbon dioxide), sinh ra bởi hoạt động của bạn trong một khung thời gian nhất định. Nếu không tìm cách giảm thiểu dấu chân các-bon, một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải trả thuế cho lượng các-bon  phát thải ra môi trường. 

“Dấu chân các-bon” là gì?

Khái niệm về  dấu chân các-bon bắt nguồn từ “dấu chân sinh thái”, được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia là William E.Rees và Mathis Wackernagel trong thập niên 1990 với quan điểm cho rằng dấu chân sinh thái là một thước đo của sự thất bại.

Năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí hậu, trong đó thuật ngữ “dấu chân các-bon” được đưa vào sử dụng như một biện pháp của lượng khí thải các-bon để phát triển các kế hoạch năng lượng cho thành phố Lynnwood, Washington.

Tổng lượng khí nhà kính được sản xuất trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ hoạt động của con người,

thường được mô tả bằng tấn khí các-bon tương đương

Tác động của bạn đến môi trường mạnh đến cỡ nào, những hành động thường nhật của bạn thải thêm vào khí quyển bao nhiêu khí các-bon; tất cả những số liệu đó sẽ được tính toán đo lường và hiển thị bằng dấu chân các-bon (CF). Con số của bạn càng lớn thì tác động xấu của bạn đến môi trường càng mạnh, tựa như một dấu chân khổng lồ in lên bề mặt trái đất vậy. 

Cách tính số dấu chân các-bon

Số dấu chân carbon được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, như địa điểm mà bạn đang cư trú, năng lượng mà bạn sử dụng là năng lượng gì, phong cách sống của bạn, bạn sử dụng những sản phẩm công nghệ như thế nào,…Tại Việt Nam, chỉ số CF trung bình là khoảng 1,18 tấn/người/năm. 

Cách tốt nhất để tính toán lượng khí thải các-bon là dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu. Trong bước tiếp theo bạn có thể cộng phát thải CO2 vào Dấu chân Các-bon của bạn. Dưới đây là một bảng (số liệu) cho các loại nhiên liệu phổ biến nhất:

 

 

Ví dụ: Nếu ô tô của bạn tiêu thụ 7,5 lít Diesel  cho 100 km, thì đi một quãng đường 300 km tiêu thụ 3 x 7,5 = 22,5 lít dầu Diesel, việc này làm tăng 22,5 x 2,7 kg = 60,75 kg CO2 vào Dấu chân Các-bon của bạn.

Đây là 2 trang web bạn có thể tham khảo để tính toán dấu chân các-bon của mình và biện pháp để giảm thiểu dấu chân các-bon:

http://www.myclimate.org/?gclid=Cj0KEQjwoYi4BRDF_PHHu6rI7NMBEiQAKZ-JuLQyp_wypK4aL8jMXgCglnXrX3GasqVIXHIPt3Fa208aAtU08P8HAQ

http://footprint.wwf.org.uk/questionnaires/show/1/1/1

Năm 1992, Đan Mạch bắt đầu áp dụng thuế các-bon. Canada, áp dụng thuế các-bon từ năm 2007 và Columbia ban hành thuế các-bon năm 2008. Năm 2012, Ôxtrâylia chính thức thông qua Luật thuế cácbon. Ấn Độ cũng tính thuế cácbon là 50 Rupi (90 cent Mỹ) cho mỗi tấn than. Báo cáo của ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc cho biết, các nước phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương quy định về cách tính thuế cácbon như sau, mỗi doanh nghiệp khi thải ra một tấn CO2 thì phải nộp 10 USD.

Bên cạnh sự biến động của giá cả, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Điều này, buộc Chính phủ các nước trong khu vực đánh giá chính xác nguồn tài nguyên trong khu vực và xây dựng Chiến lược tăng trưởng cácbon dài hạn, cụ thể là cần phải luật hóa các chính sách tài chính như đánh thuế phát thải các-bon. Vì thế, thuế các-bon chính là một trong những công cụ hữu ích cho các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới, để định hướng nền kinh tế nhằm duy trì lượng khí thải ở mức thấp.

Dấu chân các-bon của bạn là bao nhiêu? Hãy lên kế hoạch để giảm thải dấu chân các-bon ngay hôm nay, vì có thể đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải đối mặt với khoản thuế khổng lồ do sự phát thải các-bon của mình gây nên./

Tiểu Song (Tổng hợp)
Fanpage
Liên kết website