RECOFTC và dự án “Tăng cường năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á”
(NganHaMedia) - Bức tranh toàn cầu về biến đổi khí hậu và REDD+ đã có nhiều tiến triển trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải mọi diễn biến này đều được tổng hợp và chia sẻ với các bên liên quan cấp cơ sở, để người dân có cơ hội bày tỏ các mối quan tâm của mình về REDD+. Nhận ra khoảng trống này, Trung tâm Vì Con người và Rừng (RECOFTC) đã triển khai dự án “Tăng cường năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển NaUy (NORAD) tài trợ tại 5 nước Lào, Myanmar, Indonesia, Nepal và Việt Nam từ tháng 11/2009 đến tháng 6/2016.
Mục tiêu của dự án là phát triển năng lực của các bên liên quan cấp cơ sở, để họ có các đóng góp hiệu quả vào các tiến trình REDD+, đồng thời chuyển tải các mối quan tâm và mong đợi của họ đến các nhà hoạch định chính sách.
Với cách tiếp cận phân cấp, dự án đã triển khai các hoạt động “từ dưới lên” như đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực để tìm ra các “khoảng trống” về năng lực và kiến thức ở các địa phương, từ đó phát triển các tài liệu đào tạo và chuyển giao các chương trình đào tạo TOT có sự tham gia.
Ông Vũ Hữu Thân, Điều phối dự án tại Việt Nam cho biết: "Thông qua phương pháp này, dự án của chúng tôi đã tạo được một đội ngũ hàng trăm đào tạo viên và thúc đẩy viên tại các địa phương. Chính đội ngũ này đã nâng cao nhận thức, năng lực cho hàng ngàn người tại cấp cơ sở ở các nước thực hiện dự án".
5 năm qua, hơn 750 sự kiện xây dựng năng lực REDD+ đã được thực hiện. Gần 40 000 người cấp cơ sở được tập huấn về BĐKH, nguyên nhân và tác động, vai trò của rừng, nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, khái niệm REDD+, lợi ích và rủi ro của REDD+, biện pháp đảm bảo an toàn,...
Ông Vũ Hữu Thân, Điều phối dự án tại Việt Nam, RECOFTC VCP trình bày kết quả dự án từ năm 2009 đến năm 2015
Một trong những hoạt động quan trọng của dự án là thu thập ý kiến, các mối quan tâm của cộng đồng, các bên liên quan thông qua các buổi tham vấn cộng đồng và đối thoại chính sách. Tại 4 tỉnh triển khai dự án ở Việt Nam là Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Cà Mau, mối quan tâm của người dân đã được tổng hợp, chủ yếu là: các quyền hưởng dụng đất, minh bạch trong chia sẻ lợi ích từ REDD+, tính bền vững của REDD+, các nguồn sinh kế thay thế, sự tham gia của người dân cấp cơ sở trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách REDD+, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ và các nhóm yếu thế... Các ý kiến này sẽ được chuyển tải tại các buổi đối thoại và chia sẻ cấp quốc gia thông qua các bản tin chính sách.
Sau 5 năm thực hiện, Dự án đã đạt được những kết quả khả quan: Hoàn thiện gói tài liệu tập huấn tập trung cho các bên liên quan cấp cơ sở về biến đổi khí hậu (BĐKH) và REDD+ gồm cẩm nang đào tạo, sách hưởng dẫn, video, chương trình radio…;
Các ấn phẩm truyền thông và tài liệu tập huấn của dự án
Ông Nguyễn Trúc Bổng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phấn khởi chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng khi các TOT cấp cơ sở giờ đây có thể chủ động giảng dạy cho người dân về các nội dung đã được tập huấn... Các cuộc họp bàn tròn cũng đã được tổ chức với sự tham gia tích cực của đại biểu từ nhiều ban ngành thuộc khối nhà nước và tư nhân. Điều đáng mừng nhất là người dân và các nhà quản lý địa phương đã chủ động trao đổi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến trong quản lý rừng địa phương".
Với cách tiếp cận phân cấp, các thúc đẩy viên mỗi tỉnh có cách làm sáng tạo riêng trong truyền thông, tập huấn để các hoạt động này hiệu quả, sát thực. Tại hội nghị tổng kết dự án diễn ra tại Hà Nội ngày 25/3/2016, các thúc đẩy viên đến từ tỉnh Cà Mau chia sẻ những câu chuyện thú vị và bài học kinh nghiệm về lồng ghép giới trong triển khai dự án, về hoạt động truyền thông phong phú như vẽ tranh về rừng ngập mặn cho trẻ em tiểu học, giao lưu văn nghệ với nhân dân vùng rừng về BĐKH và REDD+, chiếu phim, trình diễn tiểu phẩm…
Thúc đẩy viên tỉnh Cà Mau chia sẻ những câu chuyện thành công tại Hội thảo tổng kết dự án
Hội thảo là dịp để RECOFTC và thúc đẩy viên các tỉnh rút ra những kinh nghiệm thành công, thảo luận các giải pháp để thực hiện thành công REDD+, các giải pháp nhân rộng các kết quả đạt được của dự án.
Với dự án “Tăng cường năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á”, Trung tâm Vì Con người và Rừng đã tích cực lấp đi “khoảng trống” về năng lực cho các bên liên quan cấp cơ sở, thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện các nguyên tắc Tự nguyện, Trước và Được thông tin đầy đủ (FPIC) tại những vùng dự án, đóng góp hiệu quả vào tiến trình chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam./.
REDD+ là một sáng kiến nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm phát thải khí nhà kính thông qua năm hoạt động:
|