Phần mềm dự báo ô nhiễm không khí

Các nhà khoa học đến từ Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu và cho ra đời phần mềm dự báo ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng các hình ảnh vệ tinh với tên gọi APOM (air pollution management), quản lý tích hợp với Google và chạy trên apom.fimo.edu.vn.

Hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng các hình ảnh vệ tinh nhằm phân tích nồng độ không khí và hiển thị thông tin kết hợp cảnh báo trên các bản đồ.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, các khí gây ô nhiễm chính như CO, SO2… sẽ gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe con người; đồng thời, ô nhiễm không khí cũng là tác nhân chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng phú dưỡng hóa, suy giảm tầng ô zôn, mất cân bằng sinh thái…

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, chỉ tiêu benzene có xu hướng tăng dần qua các năm do việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng) đặc biệt là sự gia tăng phương tiện giao thông. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng phát thải khí độc nguy hiểm này được coi là tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại Việt Nam.

Giao diện trang web

Trước sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, các nhà khoa học đến từ Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu và cho ra đời phần mềm dự báo ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng các hình ảnh vệ tinh với tên gọi APOM (air pollution management), quản lý tích hợp với Google và chạy trên apom.fimo.edu.vn.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triển một trạm tiếp nhận dữ liệu vệ tinh để phục vụ nghiên cứu khoa học, tận dụng triệt để các hình ảnh vệ tinh từ trạm thu thập để phân tích nồng độ bụi trong không khí và hiển thị thông tin kết hợp với cảnh báo trên các bản đồ.

Cụ thể, việc hoạt động trực tuyến giúp phần mềm tự động thu thập và xử lý dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh viễn thám MODIS Terra, Aqua MODIS, Suomi NPP VIIRS của NASA và các trạm thu vệ tinh của UET cài đặt bởi eOsphere Limited, Vương quốc Anh.

Đồng thời, phần mềm còn tính toán nồng độ bụi (PM2.5) có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet trong không khí cho toàn lãnh thổ Việt Nam, chuyển đổi nồng độ bụi thành chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, tách dữ liệu cho 63 tỉnh thành. Từ đó, hệ thống cung cấp một nguồn hình ảnh bụi PM2.5 và AQI cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các tỉnh thành từ năm 2010 đến nay. 

Được biết, thông tin về ô nhiễm bụi trong cả nước đã được cung cấp từ hệ thống giám sát tự động đặt tại Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Tuy nhiên, trạm giám sát vẫn còn hạn chế khi chúng chỉ hiển thị chỉ số ô nhiễm trong khu vực nơi chúng được đặt./.

Theo Một thế giới
Fanpage
Liên kết website